Nhịp nhanh kịch phát trên thất là một dạng bất thường hoặc rối loạn nhịp tim, tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng phải kiểm soát tình trạng này.
Nhịp tim nhanh kịch phát trên thất là gì?
Nhịp nhanh kịch phát trên thất (Paroxysmal supraventricular tachycardia – PSVT) là một rối loạn nhịp tim khi nút chủ nhịp khởi phát cơn nhịp nhanh xuất phát từ tầng trên của buồng thất của tim. Tình trạng này còn được gọi là nhịp tim nhanh trên thất.
Tim của bệnh nhân có thể đột nhiên đập nhanh hơn. Sau đó, đột nhiên đập chậm lại và đập ở mức bình thường, tình trạng bệnh khởi phát và kết thúc rất đột ngột.
Bệnh lý này gây ra các vấn đề như: tim nhanh vào lại nút nhĩ thất, tim nhanh trên thất do vòng vào lại đường dẫn truyền phụ nhĩ thất. Cụ thể, nhịp nhanh kịch phát trên thất gây ra các rối loạn như: cuồng nhĩ, rung nhĩ và nhịp tim nhanh,….
Mặc dù điều trị PSVT không phải lúc nào cũng cần thiết và tình trạng này thường không đe dọa tính mạng, nhưng việc hiểu rõ về nó và xác định liệu pháp điều trị thích hợp có thể giúp kiểm soát, quản lý tốt hơn tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
Các tế bào buồng trên của tim có nhiệm vụ gửi tín hiệu điện. Đôi khi tín hiệu bị rối và chạy vòng tròn, dẫn đến tình trạng nhịp tim tăng nhanh hoặc PSVT. Đôi khi, PSVT xảy ra không rõ nguyên nhân, bệnh có thể xuất hiện do vấn đề di truyền ở mô tim hoặc pha điện tim.
Nguyên nhân gây ra nhịp nhanh kịch phát trên thất bao gồm:
- Nhịp tim nhanh vào lại nút nhĩ thất (AVNRT): Xuất hiện khi có một con đường nhỏ bổ sung trong hoặc gần nút nhĩ thất – truyền điện từ tâm nhĩ đến tâm thất. Xung điện đi vào con đường này tạo ra nhịp tim nhanh ở cả tâm nhĩ và tâm thất.
- Hội chứng Wolff – Parkinson – White (WPW): Khi có sợi cơ nối giữa buồng trên và buồng dưới của tim, gây rối loạn nhịp tim, còn được gọi là nhịp tim nhanh qua lại nhĩ thất (AVRT). Có nguy cơ tử vong đột ngột nên cần xem xét cắt bỏ ống thông để chữa trị.
- Nhịp tim nhanh nhĩ: Chiếm khoảng 5% trường hợp PSVT. Xuất hiện khi xung điện phát ra nhanh từ vị trí bên ngoài nút xoang và đi vòng quanh tâm nhĩ, thường là do đoản mạch.
Một số nguyên nhân khác:
- Cơ tim yếu đi (suy tim)
- Bệnh tuyến giáp
- Bệnh tim
- Bệnh phổi
- Thai kỳ
- Sử dụng ma túy, các chất kích thích hoặc methamphetamine
- Thuốc theo toa như thuốc hen suyễn và thuốc cảm lạnh và dị ứng không kê đơn
- Hút thuốc
- Rượu bia
- Caffein
Những triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng của nhịp nhanh kịch phát trên thất thường bắt đầu và dừng đột ngột, dao động từ nhẹ đến nặng. Bệnh nhân có thể cảm thấy tim đập nhanh sau khi tập thể dục, khi không ngủ đủ giấc hoặc khi bị căng thẳng quá mức. Các triệu chứng bao gồm:
- Nhịp tim nhanh, đều, thường hơn 100 nhịp mỗi phút (BPM) nhưng có thể cao đến 250 nhịp mỗi phút. Trẻ em bị PSVT thường có nhịp tim cao hơn.
- Cảm giác hồi hộp dù không có biến cố hay tác động gì về tâm lý tinh thần. Cảm giác như có trống đánh trong ngực.
- Cảm nhận tiếng tim đập ở cổ, cảm giác mạch đập ở thái dương
- Thay đổi đột ngột nhịp tim. Tim có thể đập nhanh trong vài phút hoặc vài giờ rồi đột ngột đập bình thường trở lại. Nhịp tim bình thường của người lớn là từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút (BPM)
Một số triệu chứng lâm sàng khác có thể là:
- Lo lắng và bối rối
- Đau ngực, khó chịu hoặc tức ngực
- Khó thở hoặc hụt hơi
- Chóng mặt và choáng váng
- Ngất xỉu hoặc mất ý thức
- Mệt mỏi hoặc kiệt sức
- Buồn nôn
Mặc dù nhịp tim nhanh kịch phát trên thất (PSVT) nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến một số biến chứng, đặc biệt là nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài. Theo thời gian, PSVT có thể làm suy yếu cơ tim. Trong trường hợp nghiêm trọng, PSVT có thể dẫn đến mất ý thức và thậm chí có thể gây ngừng tim đột ngột.
Điều trị nhịp tim nhanh kịch phát trên thất
Cắt cơn cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Sử dụng biện pháp gây cường phế vị để cắt được cơn nhịp nhanh trên thất cho bệnh nhân:
- Hướng dẫn bệnh nhân hít hơi vào thật sâu rồi thở ra nhưng đóng chặt thanh môn (tương tự như động tác rặn lúc thở ra).
- Xoa xoang cảnh: Xoang cảnh nằm ở vị trí ngang với sụn giáp, khi bác sĩ xoa xoang cảnh cần hướng dẫn bệnh nhân nghiêng đầu sang một bên, bác sĩ sẽ dùng ngón tay cái ấn lên vị trí của xoang cảnh và day vào đó. Lưu ý trước khi xoa xoang cảnh của người bệnh, bác sĩ cần phải nghe để xác định không hẹp động mạch cảnh và thực hiện xoa từng bên một.
- Ấn nhãn cầu: đây là một biện pháp cắt được cơn nhịp nhanh trên thất khá hiệu quả, tuy nhiên phương pháp này có phần thô bạo, trường hợp xấu nhất có thể gây bong võng mạc của người bệnh. Yêu cầu bệnh nhân nhắm cả 2 mắt, đặt 2 ngón tay cái hoặc 3 đầu ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn) lên hố mắt mỗi bên sau đó ấn vào từ từ và tăng dần, khi ấn cần theo dõi nhịp tim của bệnh nhân trên monitoring, nếu cơn tim nhanh ngừng lại thì dừng ấn ngay. Khi cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất ngừng sẽ có đoạn ngừng tim ngắn, sau đó có thoát bộ nối hoặc nhịp xoang trở lại. Không nên sử dụng thủ thuật này nếu cho những nhân có tiền sử bệnh võng mạc, người bị tăng nhãn áp…
Sử dụng thuốc để điều trị
- Adenosine dạng ống tiêm 6mg: đây được xem như một lựa chọn đầu tay. Vị trí tiêm Adenosine nên tiêm tại chỗ tĩnh mạch nền, phải bơm thật nhanh vì thời gian bán huỷ của thuốc Adenosine là cực nhanh. Khởi đầu tiêm Adenosine 6mg, nếu không hiệu quả thì tiêm nhắc lại 6 mg Adenosine, nếu vẫn không cho kết quả có thể dùng tiếp 12mg Adenosine (2 ống).
- Thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn bêta giao cảm: dùng khi liệu pháp điều trị với Adenosine thất bại. Trên thực tế lâm sàng các bác sĩ thường dùng thuốc thuốc chẹn kênh canxi là Verapamil dạng tiêm tĩnh mạch với liều lượng từ 5-10 mg, tiêm trong 2-3 phút, chống chỉ định ở bệnh nhân suy giảm chức năng thất trái, tụt áp, cần sử dụng thận trọng ở người già.
- Thuốc chẹn bêta giao cảm thường trên lâm sàng là Propranolol hoặc Esmolol dạng tiêm tĩnh mạch, liều Propranolol là 0,15 mg/kg tiêm tĩnh mạch với tốc độ 1 mg/phút, cần chú ý các tác dụng phụ và chống chỉ định của các thuốc chẹn bêta giao cảm.
- Digitalis: cần thận trọng khi sử dụng Digitalis cho bệnh nhân có Hội chứng Wolff – Parkinson – White hoặc khi bác sĩ đang có ý định xoa xoang cảnh sau đó, vì thuốc nhóm Digitalis có thể làm tăng sự nhạy cảm của xoang cảnh.
- Amiodarone: đây là thuốc có thể được cân nhắc sử dụng khi các biện pháp điều trị kể trên thất bại.
Trong trường hợp cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất kéo dài và gây ảnh hưởng lớn đến huyết động hoặc khi các loại thuốc trên không hiệu quả, phương pháp sốc điện cắt cơn có thể được áp dụng. Thường chỉ cần sử dụng mức năng lượng nhỏ (50J) và đồng bộ hóa để chấm dứt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.
Điều trị triệt để cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Thăm dò điện sinh lý: Phương pháp này có thể giúp các bác sĩ phát hiện được các đường dẫn truyền phụ, qua đó sử dụng năng lượng từ sóng radio cao tần để triệt phá các đường dẫn truyền phụ này, giúp chữa khỏi hoàn toàn cho người bệnh. Thăm dò điện sinh lý là phương pháp được lựa chọn cho bệnh nhân có cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất tái phát nhiều lần và không cho đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc thông thường.
Các bệnh nhân được chẩn đoán cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất nên đến những cơ sở khám chữa bệnh hiện đại, có thực hiện thăm dò điện sinh lý để xem xét điều trị triệt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.
Các thuốc được chỉ định để dự phòng cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất có vòng lại tại nút nhĩ thất là: thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc Digitalis, Verapamil… Tuy nhiên việc dùng các thuốc này lâu dài phải cần phải chú ý các tác dụng phụ của thuốc.
Nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể làm suy yếu cơ tim, nguy cơ mất ý thức, thậm chí ngừng tim đột ngột. Bệnh nhân mắc PSVT nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện lành mạnh để giảm thiểu các nguy cơ.
Leave a reply